THÔNG TIN Y KHOA | SẢN - PHỤ KHOA
Ung thư vú - Phần 2
9. Ung thư vú do hormone nội tiết
Một vài loại ung thư vú được kích thích bởi hormone estrogen hay progesterone. Bác sĩ gọi chúng là các ung thư có mang thụ thể hormone. Những thụ thể này là những protein bắt tín hiệu từ hormone và làm các tế bào tăng sinh. Sinh thiết cho thấy nếu một khối u có các thụ thể estrogen (dương tính với ER) và progesterone (dương tính với PR). Khoảng 2/3 số ca ung thư vú có nhạy cảm với hormone. Nhờ vậy, một số thuốc có thể cản trở các hotmone này gây tăng trưởng tế bào ung thư nữa.
Hình ảnh cho thấy một mô hình phân tử của một thụ thể estrogen thụ thể
10. Ung thư vú do HER2-dương tính
Trong khoảng 20% bệnh nhân, tế bào ung thư có dư thừa một loại protein gọi là HER2/neu. Loại ung thư này gọi là HER2-dương tính, và nó có xu hướng lan nhanh hơn so với những loại khác. Quan trọng là phải biết liệu khối u có phải là HER2-dương tính, bởi vì có những phương pháp điều trị đặc biệt cho loại ung thư này.
Một tế bào HER2-dương tính minh họa ở đây. Những tín hiệu tăng trưởng bất thường được thể hiện bằng màu xanh lá.
11. Các giai đoạn của ung thư vú
Nếu chẩn đoán là ung thư vú, bước tiếp theo là tìm hiểu kích thước khối u và mức độ ảnh hưởng đối với cơ thể. Quá trình này gọi là phân giai đoạn bệnh. Bác sĩ sử dụng giai đoạn 0-IV để mô tả liệu ung thư chỉ xuất hiện ở ngực, hay nếu nó đã lan sang những hạch bạch huyết lân cận hay lan tới những cơ quan khác, như phổi chẳng hạn. Nhận biết giai đoạn và loại ung thư vú giúp nhóm y bác sĩ lên kế hoạch điều trị.
12. Tỷ lệ sống sót
Tỷ lệ chiến thắng ung thư vú phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm giai đoạn nào. Hiệp hội Ung thư của Mỹ cho rằng 100% phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn I sống tiếp ít nhất 5 năm, và nhiều phụ nữ trong nhóm này thực sự là khỏi hoàn toàn. Ung thư càng trễ thì tỷ lệ sống sót càng thấp. Ở giai đoạn IV, tỷ lệ sống tiếp 5 năm giảm xuống 22%. Nhưng những tỷ lệ này sẽ tăng lên một khi những phương pháp điều trị hiệu quả hơn được phát hiện.
13. Phẫu thuật ung thư vú
Có nhiều loại phẫu thuật ung thư vú, từ cắt bỏ khu vực xung quanh khối u (cắt bỏ khối u hay phẫu thuật u bảo tồn tuyến vú) đến cắt bỏ toàn bộ ngực (phẫu thuật cắt bỏ vú). Bạn nên tư vấn với bác sĩ về những điểm lợi và hại của mỗi loại phẫu thuật để xem phẫu thuật nào phù hợp với bạn.
14. Liệu pháp xạ trị
Phương pháp này giết tế bào ung thư bằng tia năng lượng cao. Liệu pháp này được dùng sau khi phẫu thuật ung thư vú để diệt sạch bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại gần khu vực khối u. Nó có thể được kết hợp với hóa trị liệu để điều trị ung thư đã di căn đến các bộ phận khác. Tác dụng phụ gồm mệt mỏi và sưng hay cảm giác bỏng ở vùng điều trị.
15. Hóa trị liệu
Phương pháp điều trị này dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Thuốc thường được tiêm qua tĩnh mạch, nhưng cũng có thể uống qua đường miệng hay tiêm chích. Có thể làm hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u to hay hậu phẫu để giảm tỷ lệ ung thư tái phát. Ở những phụ nữ ung thư giai đoạn trễ, hóa trị giúp kiểm soát sự phát triển của ung thư. Tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi và nguy cơ nhiễm trùng cao.
16. Liệu pháp hormone
Liệu pháp này dành cho những phụ nữ có ung thư vú với thụ thể estrogen hay progesteron dương tính. Những loại ung thư này tiến triển nhanh hơn khi phản ứng với nội tiết tố estrogen và progesterone. Liệu pháp hormone ngăn chặn hiệu ứng này. Phương pháp này dùng sau khi phẫu thuật để ngăn ung thư tái phát. Đôi khi bác sĩ dùng liệu pháp này dành cho những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú nhằm giảm nguy cơ ung thư vú ở những đối tượng này.
Biên dịch từ nguồn webMD
Nhóm Biên Dịch Y Khoa
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin