THÔNG TIN Y KHOA | SẢN - PHỤ KHOA

Ung thư vú - Phần 3

17. Phương pháp điều trị mục tiêu

Những loại thuốc mới này xác định mục tiêu cụ thể bên trong tế bào ung thư. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú do HER2-dương tính chứa quá nhiều loại protein HER2. Liệu pháp mục tiêu ngăn chặn protein này kích thích tế bào ung thư phát triển. Những loại thuốc này thường được dùng chung với phương pháp hóa trị bởi vì khi kết hợp chúng với nhau tác dụng phụ cũng nhẹ hơn.

18. Cuộc sống thay đổi sau khi chẩn đoán ung thư

Ung thư hiển nhiên là một trải nghiệm làm thay đổi cuộc đời người bệnh. Các phương pháp điều trị làm họ mất sức, gặp khó khăn khi xoay sở với công việc nhà hằng ngày, công việc nơi công sở, hay những buổi đi chơi. Chính điều này làm người bệnh cảm thấy bị cô lập. Quan trọng là nên tìm sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình. Họ có thể cùng người bệnh đi điều trị, giúp làm việc nhà, hoặc chỉ nhắc người bệnh nhớ họ không cô đơn. Nhiều người lựa chọn tham gia một nhóm hỗ trợ, ở gần họ hoặc ở trên mạng.

19. Tái tạo vú

Nhiều phụ nữ cắt bỏ ngực chọn phẫu thuật tái tạo vú. Phương pháp này thay thế các tế bào da, núm vú và mô vú mất đi trong suốt phẫu thuật cắt bỏ ngực. Tái tạo ngực bằng cấy ghép ngực hay sử dụng mô ở bộ phận khác của cơ thể, như là mô ở bụng. Một vài phụ nữ bắt đầu tiến trình này ngay sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ ngực, nhưng cũng có người làm sau vài tháng hay vài năm.

20. Miếng nâng ngực

Thay vì tái tạo vú, người bệnh có thể trang bị cho mình một bộ ngực giả. Đây là một miếng nâng ngực giả nằm gọn trong áo ngực. Mang ngực giả, sẽ trông cân đối hơn khi mặc quần áo. Giống như phẫu thuật tái tạo ngực, ngực giả thường được bảo hiểm chi trả.

21. Tại sao tôi bị ung thư vú?

Một yếu tố nguy cơ khá rõ là giới tính, bạn là phái nữ. Nam giới cũng có thể bị ung thư vú, nhưng bệnh này phổ biến hơn 100 lần ở phụ nữ. Những yếu tố khác đáng chú ý bao gồm người trên 55 tuổi hay có người thân bị ung thư vú. Tuy nhiên, có đến 80% phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử gia đình của bệnh.

22. Gen ung thư vú

Một số phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú bởi họ thay đổi hay đột biến ở một số gen nhất định khi sinh ra. Gen liên quan ung thư vú nhiều nhất là BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ với các đột biến gen này thường có nguy cơ bị ung thư vú cao tại một thời điểm nào đó hơn là những người không bị đột biến. Các gen khác cũng có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú.

23. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nếu bạn thừa cân, ít vận động, và uống nhiều hơn 1 ly đồ uống có cồn mỗi ngày, bạn có nhiều khả năng bị ung thư vú. Thuốc ngừa thai và một số liệu pháp hormone sau thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng tỷ lệ bị bệnh. Nhưng mọi thứ sẽ trở lại bình thường nếu bạn ngưng những loại thuốc trên. Lối sống khỏe có ích đối với những người sống sót sau ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động thể chất làm giảm khả năng ung thư quay trở lại. Và đó cũng là một chứng cứ đầy động lực để bạn tập thể dục.

24. Nghiên cứu ung thư vú

Các bác sĩ tiếp tục tìm kiếm những giải pháp trị liệu tốt hơn và dễ dàng áp dụng. Tài trợ cho nghiên cứu loại này đến từ nhiều nguồn, từ các nhóm vận động khắp cả nước. Nhiều người trong số 2,5 triệu người từng bị ung thư vú và gia đình của họ tham gia đi bộ đường dài và những hoạt động gây quỹ khác. Những hoạt động này kết nối mọi người cùng nhau nỗ lực chống lại ung thư.

Biên dịch từ nguồn webMD

Nhóm Biên Dịch Y Khoa

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Ung thư vú phần 1

Ung thư vú phần 2

Gửi câu hỏi