THÔNG TIN Y KHOA | RĂNG HÀM MẶT

Răng khỏe, cơ thể khỏe

Răng sâu tim rầu.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet).

Vài nghiên cứu cho thấy những người có bệnh về nướu răng có nguy cơ bị bệnh tim mạch nhiều hơn người có nướu khỏe. Các nhà nghiên cứu cũng không rõ vì sao bệnh nướu răng lại không liên quan với các bệnh lý khác nhưng rõ ràng đó cũng là một lý do để quan tâm sức khỏe răng miệng như toàn cơ thể.

Bệnh nướu răng và đái tháo đường.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Đái tháo đường có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Ngược lại, bệnh nướu răng cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Do đó, giữ đường huyết gần mức ổn định là cách bảo vệ nướu. Hãy chải răng sau mỗi bữa ăn và chăm sóc răng miệng với nước súc miệng hàng ngày. Bên cạnh đó, nên đi khám răng ít nhất 2 lần/ năm. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được yêu cầu gặp nha sĩ thường hơn.

Môi khô lưỡi dơ gây sâu răng.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

4 triệu người Mỹ bị hội chứng Sojgren có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về răng miệng. Người có hội chứng Sojgren có tuyến lệ và tuyến nước bọt của họ bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, dẫn đến khô mắt và khô miệng mãn tính. Nước bọt giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu. Vì thế, miệng khô mãn tính dễ dẫn đến sâu răng, bệnh nướu răng.

Thuốc gây khô miệng.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Bằng chứng cho thấy, khô miệng lâu dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và bệnh nướu răng, do đó cần kiểm tra thuốc đang dùng. Thuốc kháng histamin, thuốc trị nghẹt mũi, giảm đau, chống trầm cảm là những nhóm thuốc gây khô miệng. Hãy tư vấn với bác sĩ hoặc nha sĩ để có giải pháp nếu thuốc đang dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Stress và nghiến răng.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Người bị stress, lo âu hoặc trầm cảm có nguy cơ cao mắc bệnh về răng miệng. Cơ thể người bị stress sẽ tiết nhiều cortisol, gây tác động không tốt cho nướu và cơ thể. Stress cũng làm người ta lơ là việc chăm sóc răng miệng; hơn 50% người bị stress thường xuyên không đánh răng hay chải răng. Stress cũng liên quan đến các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, nghiến răng khi ngủ.

Xương yếu răng cũng yếu.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Các bệnh lý về xương ảnh hưởng lên toàn bộ hệ xương của cơ thể gồm cả xương hàm và có thể làm mất răng. Khi bị viêm nha chu, một dạng viêm nướu nặng, vi khuẩn có thể tấn công vào xương hàm. Một loại thuốc trị loãng xương (bisphosphonates), trong một vài trường hợp hiếm cũng có nguy cơ làm hoại tử xương hàm. Tuy nhiên,  vấn đề này thường chỉ quan trọng khi cần  phẫu thuật răng. Hãy cho nha sĩ biết nếu có dùng bisphosphonates.

Nướu nhợt và thiếu máu.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Khi bị thiếu máu, miệng bị đau và trông nhợt nhạt kèm theo đó là lưỡi phù nề mất gai (viêm lưỡi). Mặt khác, khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không đủ hồng cầu hoặc hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Kết quả là cơ thể không đủ oxy. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nên phác đồ điều trị cũng khác. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây thiếu máu và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Rối loạn ăn uống bào mòn men răng.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Nha sĩ có thể là người đầu tiên nhận ra các dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống quá mức. Việc móc họng gây ói thường xuyên dẫn đến tác động xấu đáng kể của acid dạ dày lên men răng, cũng như làm phù nề vùng miệng, cổ họng và gây ra hơi thở hôi . Chứng biếng ăn, nghiện ăn hay những rối loạn về ăn uống đều gây thiếu dinh dưỡng trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tưa miệng và HIV.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Người bị HIV/AIDS miệng dễ bị nổi mụn cóc, nhiệt miệng, mụn nước và nấm lưỡi (những mảng màu trắng hoặc xám trên lưỡi hoặc trong má). Do hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng và không có khả năng chống lại. Người bị HIV/AIDS cũng dễ bị khô miệng dẫn đến sâu răng và gặp khó khăn trong việc nhai, ăn, nuốt hoặc nói.

Điều trị bệnh nướu răng chữa viêm khớp.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị bệnh nướu răng tăng gấp 8 lần so với người bình thường. Viêm có lẽ là cơ chế chung tác động đến viêm nướu và  viêm khớp. Tệ hơn nữa, người viêm khớp còn gặp khó khăn trong vấn đề chăm sóc răng miệng do các khớp ngón tay bị tổn thương. Tin tốt lành là điều trị viêm nướu, nhiễm trùng nướu cũng giảm đau khớp và giảm viêm khớp.

Răng và thận.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Những người bị mất răng dường như có nguy cơ bị bệnh thận mãn tính nhiều hơn người còn răng. Chưa xác định được chính xác 100% về sự liên quan của bệnh thận và bệnh nha chu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân được nghĩ nhiều là do viêm mãn tính. Vì thế, hãy chăm sóc răng và nướu để giảm nguy cơ bệnh thận mãn tính.

Bệnh nướu răng và sinh non.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Nếu bị bệnh nướu răng trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ sinh non thiếu cân. Sự liên quan của 2 vấn đề này cũng còn rất mơ hồ. Viêm hoặc nhiễm trùng được cho là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, thai kỳ và sự thay đổi hormone cũng làm nặng hơn bệnh nướu răng. Hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa và nha sĩ để có hướng bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Nướu khỏe.

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Nướu khỏe trông có màu hồng tươi, không đỏ hoặc phù nề. Để giữ nướu khỏe hãy vệ sinh răng miệng thật tốt.

- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày.

- Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày.

- Súc miệng với nước kháng khuẩn ít nhất 1-2 lần/ ngày.

- Không hút thuốc.

- Khám răng thường xuyên.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: https://goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

Gửi câu hỏi