THÔNG TIN Y KHOA | NỘI TỔNG QUÁT

Vaccin và lịch tiêm chủng cho người lớn

Tất cả những ai chưa có miễn dịch do chưa từng nhiễm bệnh trước đó, hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ đều có thể nhiễm bệnh. Người lớn ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, chứ không chỉ trẻ em chưa tiêm phòng mới mắc bệnh. Do vậy, Tổ Chức Y tế Thế Giới khuyến cáo tất cả mọi người nên tiêm phòng Vaccin sớm và đúng quy định để bảo vệ bản thân, gia đình và cho cộng đồng.

Các loại Vaccin quan trọng và cần thiết cho người lớn:

1. Vaccin viêm gan siêu vi B


Nếu chưa nhiễm bệnh và chưa có kháng thể chống virus
thì nên tiêm ngừa vaccin phòng viêm gan siêu vi B

Người có kết quả xét nghiệm HbsAg âm tính, chưa có kháng thể phòng bệnh nên tiêm 3 liều cơ bản theo phác đồ 0,1,6. Trong những trường hợp đặc biệt, khi cần hiệu quả bảo vệ nhanh hơn (ví dụ những người đi đến vùng dịch cao, tiếp xúc yếu tố nguy cơ,...) có thể tiêm theo phác đồ nhanh 3 mũi vào các ngày 0, 7, 21 và nhắc lại mũi 4 vào tháng thứ 12 sau mũi tiêm đầu.

2. Vaccin viêm gan siêu vi A

Hai liều cơ bản cách nhau 6 tháng. Có thể sử dụng vaccin kết hợp A&B theo phác đồ 3 liều 0,1,6.

3. Vaccin Sởi – quai bị – Rubella: Tiêm 1 liều duy nhất


Bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm và gây nhiều biến chứng

4. Vaccin thủy đậu (trái rạ): Tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần


Bệnh thủy đậu ở người lớn

5. Vaccin cúm: Tiêm 1 liều, nhắc lại mỗi năm/ lần.

Bệnh cúm rất dễ lây lan do tiếp xúc thông thường

6. Vaccin thương hàn: Tiêm 1 liều, nhắc lại 3 năm/ lần

7. Vaccin viêm não Nhật bản B

Tiêm 3 liều cơ bản trong năm. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất 1-2 tuần. Liều thứ 3 cách liều thứ nhất 1 năm. Sau đó nhắc lại 3 năm/ lần.

8. Vaccin viêm màng não do não mô cầu A&C: Tiêm 1 liều, nhắc lại 3 năm/ lần

9. Vaccin viêm phổi, viêm màng não do phế cầu: Tiêm 1 liều duy nhất. Nhắc lại mỗi 3 năm cho những người có nguy cơ bệnh cao.

10. Vaccin HPV (ngừa ung thư cổ tử cung): Dành cho đối tượng từ 9-26 tuổi. Tiêm 3 liều theo phác đồ 0,1,6 hay 0,2,6 tùy loại vaccin sử dụng

Vaccine HPV ngăn chặn nhiều type gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ

11. Vaccin dại

  • Sau khi phơi nhiễm, do các con vật nghi dại cắn, cào cấu,… nên tiêm huyết thanh kháng dại và vaccin phòng bệnh dại. Các mũi tiêm Vaccin dại được tiêm vào các ngày N0, N3, N7, N14, N28.

  • Nếu có tiêm ngừa đầy đủ trước đó (miễn dịch chủ động) thì sau phơi nhiễm chỉ cần tiêm 2 liều vaccin vào cách ngày N0, N3 và không phải dùng huyết thanh kháng dại.

12. Vaccin uốn ván

Tiêm Vaccin phòng bệnh uốn ván sau phơi nhiễm:

LOẠI VẾT THƯƠNG

NGƯỜI CHƯA CHỦNG NGỪA HAY CHỦNG NGỪA CHƯA ĐẦY ĐỦ

NGƯỜI CHỦNG NGỪA ĐẦY ĐỦ

Thời gian tính từ mũi tiêm nhắc lần cuối cùng

5 đến 10 năm

Hơn 10 năm

Vết thương nhỏ, sạch

1 liều Vaccin

Không xử trí gì thêm

1 liều Vaccin

Vết thương lớn, sạch hay có nguy cơ bị nhiễm uốn ván

- 1 liều huyết thanh chống uốn ván & 1 liều Vaccin

1 liều Vaccin

- 1 liều huyết thanh chống uốn ván & 1 liều Vaccin

Nguy cơ bị nhiễm uốn ván, đến trễ, cắt lọc chưa hết mô hoại tử

- 1 liều huyết thanh chống uốn ván & 1 liều Vaccin

- Điều trị kháng sinh

1 liều Vaccin

- 1 liều huyết thanh chống uốn ván & 1 liều Vaccin

- Điều trị kháng sinh

Phòng ngừa uốn ván sơ sinh:

Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai nhưng trước đây chưa chủng ngừa uốn ván thì phải tiêm ít nhất hai liều liên tiếp, cách nhau ít nhất 4 tuần; Đối với phụ nữ có thai, liều đầu tiêm phải tiêm trước ngày dự sinh ít nhất là 90 ngày.

Các liều cơ bản của đợt sơ chủng:

Người lớn khi cần tiêm ngừa uốn ván thì tiêm 2 liều liên tiếp, cách nhau từ 1 hay 2 tháng và liều nhắc lại sau liều thứ hai 6 đến 12 tháng.

Tiêm nhắc:

10 năm sau khi hoàn tất đợt sơ chủng các liều cơ bản phải tiêm nhắc 1 liều; sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.

BS. Nguyễn Thị Hải Thanh

Bác sĩ nội trú – CK I – Nhi khoa

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: https://goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

Gửi câu hỏi